Human Resource Management 08
Chào Mừng Các Bạn Đến Với Forum
Welcome To Forum
We Are Family
------------With us---------------

Join the forum, it's quick and easy

Human Resource Management 08
Chào Mừng Các Bạn Đến Với Forum
Welcome To Forum
We Are Family
------------With us---------------
Human Resource Management 08
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
admin
admin
Admin
Tổng số bài gửi : 384
Join date : 08/01/2011
Age : 33
Đến từ : HCM City
https://sinhviennhansu.forumvi.com

NHỮNG DỰ BÁO VÀ CẢNH BÁO TỪ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Empty NHỮNG DỰ BÁO VÀ CẢNH BÁO TỪ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Fri Apr 06, 2012 6:41 pm
Theo TS Huỳnh Văn Sơn (ĐHSP TP.HCM): Đa số thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH-CĐ-TCCN đều chọn nghề theo sở thích cá nhân. Tuy nhiên, chỉ có 10-15/100 thí sinh chọn nghề kiểu này là thành công. Vì vậy thí sinh nên xác định kỹ việc chọn trường-chọn ngành nghề, nên dựa vào 4 yếu tố chính là: Năng lực bản thân; Khả năng tài chính; Hoàn cảnh gia đình và Khả năng thành công sau khi tốt nghiệp ĐH-CĐ.

Thực tế cho thấy, không ít thí sinh đăng ký dự thi vào ĐH-CĐ theo kiểu phong trào, thấy ngành nghề nào đang “hot” là nhào vô. Cách nay gần chục năm, ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) dẫn đầu về mức độ hấp dẫn thí sinh. Cách nay 3-4 năm, ngành Kinh doanh Thị trường Chứng khoán và Kinh doanh Bất động sản vọt lên “top ten” ăn khách. Theo dự báo của hội Tin học VN: Từ 2012-2020 nhu cầu nguồn nhân lực đã qua đào tạo từ trình độ TCCN trở lên của ngành CNTT cả nước sẽ giảm dần, bình quân mỗi năm cần khoảng 4.000-5.000 người. Hiện nay, thị trường lao động cần nhất là cử nhân-kỹ sư-kỹ thuật viên Phần mềm và An ninh mạng. Riêng nghề Chứng khoán và Bất động sản thì đang lúc ế ẩm nghiêm trọng…

Hiện nay ở nước ta , những ngành nghề nào đang thu hút người lao động nhiều nhất? Trong Website: Vieclam-24h.com.vn giữa tháng 3/2012 đã tạm xếp hạng 10 ngành nghề “hot” như sau: Đứng đầu là nghề: Kế toán- Kiểm toán với 42.547 đơn xin việc. Thứ 2: Hành chính- Văn phòng 22.823 đơn. Thứ 3: Quản trị nhân sự 10.090 đơn. Thứ 4: Xây dựng 9.386 đơn. Thứ 5: Nhân viên bán hàng 9.278 đơn. Thứ 6: Nhân viên Kinh doanh 9.238 đơn. Thứ 7: Ngân hàng 7.845 đơn. Thứ 8: Điện-Điện tử 7.020 đơn. Thứ 9: Quản trị Kinh doanh 6.880 đơn. Thứ 10: Thương mại xuất nhập khẩu 6.112 đơn…

Mấy năm qua và dự báo đến năm 2020, thị trường lao động nước ta đang khát nhân lực nhóm ngành Nông-Lâm-Ngư (cả nước hiện có khoảng 55% lực lượng lao động đang làm việc trong ngành này). Thế nhưng, viecj chiêu sinh đào tạo nhân lực các ngànhtrên mấy năm nay thường không đạt chỉ tiêu đề ra. Theo TS Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (P.Trưởng Khoa Quảng lý Công nghiệp ĐH Bách Khoa TP.HCM): Đến năm 2020, dự báo ngành Nông-Lâm-Ngư sẽ thiếu khoảng 3,2triệu lao động đã qua đào tạo (từ trình độ TCCN trở lên). Các chuyên ngành Nông-Lâm –Ngư cần lao động đã qua đào tạo nhiều nhất là: Quy hoạch Đất đai; Công nghệ Chế biến Thực phẩm; Công nghệ sau Thu hoạch; Kỹ thuật Nuôi trồng và Khai thác Thủy-Hải sản; Dịch vụ thú y…

Một nghịch lý khác của thị trường lao động nước ta hiện nay là: số lượng thí sinh đăng ký dự thi ĐH-CĐ nhóm ngành sư phạm và Quản lý giáo dục đang giảm dần từng năm. Trong khi đó các trường SP –khoa SP lại tăng chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm gần đây từ 2,4% đến 13,7%! Số thí sinh giảm mạnh nhấtlà các ngành SP: Tiếng Nga; tiếng Pháp; Âm nhạc; Kỹ thuật Công nghiệp; Kỹ thuật Nông nghiệp. Dự báo nhu cầu giáo viên các ngành SP tiểu học (chủ yếu GV tiếng Anh) và nhân viên bảo mẫu, sẽ tăng mạnh trong vài năm tới. Lý do tăng: toàn ngành GD đang đẩy mạnh thực hiện Đề án phổ cập GD mầm non. Bên cạnh đó mầm non bán công cả nước đã hoàn tất chuyển sang mô hình công lập. Ở bậc tiểu học đang thực hiện đề án dạy đại trà môn tiếng anh từ lớp 1 và tăng cường mở rộng mô hình học 2 buổi chính khóa/ngày có bán trú. Lợi thế lớn nhất là SVSP được miễn phí học phí và ra trường dễ kiếm việc làm…

Theo thống kê cuối năm 2011 của Ban quản lý các Khu công nghiệp-Khu chế xuât TPHCM: TPHCM hiện có gần 260.000 công nhân làm việc tại 1.284 doanh nghiệp thuộc 14 Khu công nghiệp- Khu chế xuất toàn thành phố. Qua điều tra chỉ có 3,87% công nhân có trình độ ĐH; trình độ TC là 2,84%; còn lại là lao động là lao động không có tay nghề. Trong đó có 35,24% lao động đã tốt nghiệp THPT; nhiều nhất là trình độ THCS với 44,15% số lao động. Báo động là có gần 5% công nhân mới học xong tiểu học, nhiều người mù chữ.

Theo Ông Trần Anh Tuấn-Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu Nhân lực & thông tin thị trường lao động TPHCM: Thời gian gần đây, số công nhân bỏ việc, nhảy việc khá cao, bình quân lên đến 25%, đa số là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Dự báo của Ban quản lý các khu công nghiệp- Khu chế xuất TPHCM: Đến năm 2015, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp sẽ tăng thêm trên 100.000 người trong đó trình độ ĐH-CĐ 17%; TCCN 12%; công nhân kỹ thuật 19%. Các doanh nghiệpđang và sẽ còn khát lao động có tay nghề trong nhiều năm nữa. Bởi con số thống kê ở trên cho thấy vẫn còn tới gần 50% lao động ở TPHCM chỉ đạt trình độ THCS trở xuống. TPHCM đã báo động đỏ, có lẽ các tỉnh- thành khác cũng đau đầu không kém vì tay nghề quá thấp của người lao động.

Do tay nghề thấp nên công nhân phải làm việc trong các doanh nghiệp với công nghệ lạc hậu, thâm dụng lao động. Những ngành sử dụng nhiều lao động trình độ thấp hiện nay là: Dệt-May-Thêu; Da-Giày; chế biến Thủy-Hải sản. Đa số công nhân phải làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc, nhưng thu nhập chỉ đủ sống lay lắt…

Trong bức tranh chung đó của thị trường lao động nước ta hiện nay cùng những cảnh báo và dự báo, chắc chắn cácbạn trẻ chuẩn bị dự thi vào ĐH-CĐ-TCCN phải tự xác định cho được vị trí của mình. Kết quả nghiên cứu “Nhận thức & Thái độ của HSSV về định hướng tương lai”, qua thăm dò trên 2000 SV&HSSV tại 4 thành phố lớn: TPHCM; Hà Nội; Đà Nẵng và Cần Thơ gần đây cho thấy: Hơn 80% HSSV thiếu hẳn khả năng hoạch định tương lai, đặc biệt yếu về các kỹ năng mềm từ thái độ dấn thân. Tuy 90% HSSV cho rằng tương lai của mình do mình quyết định. Nhưng thực tế, khi chọn trường – chọn ngành để dự thi, nhiều thí sinh bị ảnh hưởng khá lớn từ gia đình, bạn bè. Nhiều thí sinh đã chọn sai nghề, nên phó mặc tương lai của mình cho sự may-rủi.

Hầu hết thí sinh khá băn khoăn khi đăng ký dự thi và ĐH-CĐ là: “Làm sao để chọn ngành- chọn nghề ra trường dễ kiếm việc làm?”. TS Phạm Tấn Hạ- Trưởng phòng Đào tạo-ĐHKHXN&NV (ĐHQG TPHCM) cho biết: “Tốt nghiệp ngành nghề nào cũng có thể tìm được việc làm và cũng có thể bị thất nghiệp. Tất cả là do sự phấn đấu tích lũy kiến thức- kỹ năng của bản thân người học.. Chọn đúng ngành và lọt vào ngưỡng cửa ĐH, mới chỉ là bước khởi đầu cho con đường lập nghiệp sau này. Hơn nữa cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp ĐH-CĐ còn tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”.

Các doanh nghiệp , FDI (có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) tại Việt Nam vừa công bố kết quả khảo sát cho thấy:26% lao động FDI tạ VN đã có bằng ĐH và 44% đã qua đào tạo nghề, 72% số lao động có khả năng đọc-viết và hiểu Hợp đồng lao động. Gần 40% số doanh nghiệp FDI tại Vn cho biết cần phải đào tạo tại chỗ cho lao động của mình, 66% số lao động sau khi được đào tạo lại tiếp tục làm việc cho các doanh nghiệp FDI VN. Chuyên gia cao cấp của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), bà Lin Lean Lim nhận xét: “Thị trường lao động với nhân công giá rẻ lâu nay ở VN, đang từ lợi thế thành thất thế. Năng suất lao động VN kém hẳn năng suất la động các nước ASEAN từ 8-15 lần tùy theo ngành nghề. VN phải nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu lao động từ thâm dụng (sử dụng nhiều lao động phổ thông tay nghề thấp) sang lao động có kỹ năng- tay nghề kỹ thuật cao.

Dự báo 10 nhóm nghề “hot” của thị trường lao động VN năm 2012-2013

1. Marketting-Kinh doanh-Bán hàng

2. Dệt may-Da-Giày

3. Nhóm ngành dịch vụ- Phục vụ; Du lịch-Nhà hàng-Khách sạn

4. Công nghệ thông tin; Điện-Điện tử-Viễn thông.

5. Tài chính-Kế toán-Kiểm toán-Bảo hiểm

6. Cơ khí-Luyện kim-Công nghệ ô tô&xe máy

7. Kỹ thuật xây dựng-Kiến trúc-Giao thông vận tải

8. Quản lý-Hành chính-Văn thư lưu trữ; Giáo dục& đào tạo

9. Điện gia dụng-Điện công nghiệp-Điện lạnh; Cơ-Điện tử

10. Công nghiệp hóa chất, Sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghệ chế biến thực phẩm; Công nghệ sau thu hoạch; Quản trị chất lượng sản phẩm…

(Nguồn: Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực &Thông tin Thị Trường lao động TPHCM_

Đinh Lê Yên (Báo Giáo dục & Thời đại)
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết