Human Resource Management 08
Chào Mừng Các Bạn Đến Với Forum
Welcome To Forum
We Are Family
------------With us---------------

Join the forum, it's quick and easy

Human Resource Management 08
Chào Mừng Các Bạn Đến Với Forum
Welcome To Forum
We Are Family
------------With us---------------
Human Resource Management 08
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
admin
admin
Admin
Tổng số bài gửi : 384
Join date : 08/01/2011
Age : 33
Đến từ : HCM City
https://sinhviennhansu.forumvi.com

 Đề cương chi tiết những môn thi tốt nghiệp Empty Đề cương chi tiết những môn thi tốt nghiệp

Sun Oct 30, 2011 8:14 am
Tâm lý học đại cương
1. Tâm lý là gì ? Bản chất và chức năng của tâm lý người là gì?
2. Nhận thức là gì? Phân tích sự khác nhau và mối quan hệ qua lại giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
3. Ngôn ngữ là gì? Có thể phân loại ngôn ngữ như thế nào? Hai chức năng cơ bản của ngôn ngữ là gì?
4. Trí nhớ là gì? Ba giai đoạn của một quá trình trí nhớ là gì? Sự khác nhau và sự chuyển tiếp từ trí nhớ cảm giác sang trí nhớ ngắn hạn, và từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn là như thế nào? Vẽ sơ đồ của sự chuyển tiếp đó.
5. Trí thông minh là gì? Có thể phân loại trí thông minh như thế nào? Các nhà tâm lý học đo lường trí thông minh của mỗi người như thế nào?
6. Ýthức là gì và các trạng thái khác nhau của ý thức là những trạng thái nào?
7. Nhu cầu là gì và có thể phân loại nhu cầu như thế nào? Xúc cảm là gì và có thể phân loại xúc cảm như thế nào?
8. Tình cảm là gì và có thể phân loại tình cảm như thế nào ? Phân tích sự khác nhau và mối quan hệ qua lại giữa xúc cảm và tình cảm.
9. Ý chí là gì ? Hành động ý chí là gì ? Phân tích các giai đoạn khác nhau của một hành động ý chí. Hành động tự động hoá là gì ? Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa hành động kỹ xảo và hành động thói quen.
11. Nhân cách là gì ? Phân tích cấu trúc của nhân cách. Những nhân tố nào có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển ( hoặc suy thoái) của nhân cách.
Tâm lý học xã hội
1. Những vấn đề chung:
- Đối tượng của tâm lý học xã hội.
- Các nguyên tắc nghiên cứu tâm lý học xã hội.
2. Các hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến:
- Bầu không khí tâm lý.
- Tâm trạng xã hội.
- Dư luận xã hội.
3. Tập thể và đám đông:
- Khái niệm tập thể.
- Các giai đoạn phát triển của tập thể.
- Tâm lý đám đông.
4. Lãnh đạo nhóm: Phong cách lãnh đạo nhóm.
5. Xã hội hóa cá nhân:
- Khái niệm xã hội hóa.
- Đặc điểm của quá trình xã hội hóa cá nhân.
- Các môi trường ảnh hưởng đến quá trình xã hội hóa.
Tham vấn tâm lý
Phần I : Tổng quát

1. Định Nghĩa tham vấn tâm lý

2. Mục tiêu của tham vấn tâm lý

3. Nguyên tắc của tham vấn tâm lý

4. Điều kiện để Tham vấn thành công ?

5. So sánh Tham Vấn tâm lý với những lãnh vực như : Tuyên truyền, Vận động và Giáo dục

6. Tương quan giữa Tham vấn viên và thân chủ.

7. .Thái độ cần thiết khi lắng nghe. Lợi ích cũa lắng nghe, cản trở của Lắng nghe

8. Đồng cảm là gì ? Những biểu hiệu cụ thể của đồng cảm ?

9. Quan tâm là gì ? Những biểu hiệu cụ thể của quan tâm ?.

10. Chân thành là gì ? Những hành vi cụ thể chứng tỏ sự chân thành ?.

11. Những biểu hiệu của ngôn ngữ không lời ?

12. Nguyên nhân có thể tạo nên vấn đề.?

13. Tìm hiểu sâu sát về Thân chủ,

14. Cho biết tiến trình của một trường hợp Tham vấn

15. Em hãy giới thiệu một số trường phái và phương pháp Tham vấn tâm lý

16. Những bước có thể dùng trong một buổi Tham vấn tâm lý

17. Những phẩm chất và kỹ năng của Tham vấn viên ?

Phần II Kỹ năng

1. Kỹ năng đặt câu hỏi

2. Kỹ năng đáp ứng

3. Kỹ năng giải thích

4. Kỹ năng phản hồi

5. Kỹ năng khơi tiềm năng

6. Kỹ năng lấy quyết định

7. Kỹ năng giải quyết vấn đề

8. Kỹ năng trấn an, khuyến khích , động viên

9. Thân chủ miễn cưỡng và chống đối

10. Hiểu gì về Tham vấn học đường và hướng nghiệp /

11. Hiểu gì về Tham vấn và Trị liệu tâm lý?
Trị liệu tâm lý
1. Nội dung ôn thi
1.1. Học phần I: Các học thuyết và liệu pháp tâm lý cơ bản – Bao gồm 6 nhóm liệu pháp sau đây:
1.1.1. Liệu pháp phân tâm cổ điển
1.1.2. Liệu pháp thân chủ trọng tâm
1.1.3. Liệu pháp Gestalt
1.1.4. Liệu pháp phân tích tương giao
1.1.5. Liệu pháp nhận thức
1.1.6. Liệu pháp hành vi

Trong mỗi loại liệu pháp cần nắm vững những nội dung sau:
+ Lý thuyết cơ bản về nhân cách con người (riêng hai nhóm liệu pháp nhận thức và liệu pháp hành vi, không có các học thuyết về nhân cách, nhưng SV cần nắm các quy luật vận hành của nhận thức và hành vi con người theo lý thuyết của các trường phái này)
+ Cơ chế hình thành và phát sinh triệu chứng rối nhiễu
+ Cơ chế bình phục
+ Cơ sở lý luận để áp dụng liệu pháp (liên quan đến việc phân tích các vấn đề của thân chủ, sự phù hợp giữa kỹ thuật trị liệu và vấn đề của thân chủ,

1.2. Học phần IV: Trọng tâm bao gồm 4 nội dung sau:
1.2.1. Trị liệu tâm lý theo quan điểm tổng hợp – chiết trung: Trọng tâm cần nắm vững 6 giai đoạn của tiến trình thay đổi hành vi và sự vận dụng các tiến trình trị liệu phù hợp theo từng giai đoạn (Trường phái trị liệu tổng hợp – chiết trung của J.O. Prochaska).
1.2.2. Trị liệu tâm lý theo quan điểm hệ thống: Trọng tâm nhấn mạnh quan điểm của 3 tác giả M. Bowen, Nagy và S. Minuchin; cùng với hai kỹ thuật vẽ biểu đồ gia tộc (genogram) và sơ đồ cấu trúc gia đình.
1.2.3. Lập hồ sơ tâm lý của cá nhân và gia đình
1.2.4. Các kiến thức cơ bản về stress, sang chấn và khủng hoảng tâm lý.
2. Hình thức thi
Đề thi gồm 2 câu – Thời gian làm bài 90 phút
Không sử dụng tài liệu trong khi thi.

Câu 1: Câu hỏi tổng hợp liên quan đến học phần I, dưới dạng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai loại liệu pháp tâm lý (lý thuyết về nhân cách, cơ chế phát sinh triệu chứng, cơ chế bình phục và cơ sở lý luận để áp dụng liệu pháp)

Câu 2: Phân tích hồ sơ tâm lý của một thân chủ (chi tiết cho sẵn trong đề thi).
Yêu cầu:
1. Xác định vấn đề của thân chủ
2. Vận dụng các lý thuyết đã học trong học phần I để đề xuất những loại liệu pháp tâm lý phù hợp với thân chủ (nếu trị liệu cá nhân). Nêu cơ sở lý luận cho việc áp dụng liệu pháp đó.
3. Vận dụng lý thuyết đã học trong học phần IV (TLTL theo quan điểm hệ thống) để khảo sát bối cảnh gia đình của thân chủ. Vẽ sơ đồ cấu trúc và biểu đồ gia tộc theo yêu cầu. Đặt giả thuyết về ý nghĩa tích cực của triệu chứng.

Điểm:
Câu 1: 2,5đ
Câu 2: 2,5đ

Tâm lý học trong công tác nhân sự
1. Phân tích mối liên hệ giữa “quản trị nhân sự” và “tâm lý học trong công tác nhân sự”
2. Trình bày trình tự công việc mô tả công việc của một chức danh cụ thể nào đó. Những vấn đề tâm lý học cần chú ý trong quá trình thực hiện mô tả công việc.
3. Phân tích các yếu tố tâm lý trong công tác đánh giá nhân sự.
4. Phân tích một số đặc điểm và dấu hiệu của con người có tài. Nhà tuyển dụng và sử dụng nhân sự cần chú ý điều gì đối với những người tài giỏi?
5. Phân tích các yếu tố tâm lý trong công tác tuyển dụng và sắp xếp nhân sự. Những nguyên tắc nào cần được tôn trọng để công tác này đạt kết quả cao?
6. Phân tích sự phù hợp giữa các thuộc tính nhân cách của nhân sự đối với các yêu cầu của công việc cụ thể (trình bày theo quan điểm cá nhân với bất kỳ một vấn đề nào cá nhân quan tâm)
7. Phân tích vấn đề ekip làm việc, vai trò của những người làm công tác nhân sự trong vấn đề này như thế nào?


TRƯỞNG KHOA
PGS.TS. TRẦN TUẤN LỘ
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết